NGƯỜI có công đưa cây thuốc quý GIẢO CỔ LAM vào phục vụ cộng đồng.



Trong một lần đi công tác ở Trung Quốc, GS. Phạm Thanh Kỳ chú ý tới một cây thuốc được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi amachazuzu - phúc âm thảo, còn ở Trung Quốc là jaogulan; có nơi người dân gọi là cỏ thần kỳ, cây trường thọ. Từ xa xưa, cây thuốc đã được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khỏe, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ. Khi về Việt Nam, ông dành nhiều quan tâm kiếm tìm dược liệu quý hiếm này.

Năm 1996, GS. Kỳ có dịp gặp ông Nguyễn Văn Nhân, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, là cha của một sinh viên làm luận văn tốt nghiệp Đại học Dược. Giáo sư nhờ ông quan tâm tìm cây thuốc ở vùng Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Ít ngày sau, ông Nhân thông báo, đồng bào dân tộc ở địa phương thường thu hái cây dần toòng bán sang Trung Quốc và gửi mẫu cây tới GS. Kỳ. Nhìn cây khô, GS. Kỳ thấy rất giống cây cần tìm. Năm sau, ông thực hiện một chuyến đi dài ngày tới vùng núi Phan-xi-păng thuộc tỉnh Lào Cai. Giáo sư đã tìm thấy cây có hoa có quả tại rừng nguyên thủy ở độ cao 2.000m. Mẫu cây đưa về Hà Nội đã được GS. Vũ Văn Chuyên, Chủ nhiệm Bộ môn Thực vật của Trường đại học Dược xác định có tên khoa học chính xác là Gynostemma Pentaphyllum. Đúng là cây có cùng họ với cây jaogulan Trung Quốc, hay cây amachazuzu Nhật Bản, gọi là giảo cổ lam Việt Nam. Ông đã triển khai nghiên cứu dược liệu Giảo cổ Lam trong 10 năm, từ năm 1997. Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, và được cấp kinh phí 120 triệu đồng.
     Cho tới năm 2001 GS.TS Kỳ đã tìm thấy Giảo Cổ Lam ở Hòa bình, Hà Giang.
    Kết quả nghiên cứu đã chứng minh giảo cổ lam thu hái ở Việt Nam có tác dụng tăng lực, làm giảm cholesterol cao trong máu, chống xơ vữa động mạch, chống béo phì, làm giảm đường huyết, có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ gan chữa gan nhiễm mỡ, giúp ổn định huyết áp, chống lão hóa, tăng cường đáp ứng miễn dịch, hạn chế sự phát triển các khối u trên chuột thực nghiệm, có tác dụng tốt với bệnh nhân tim mạch. Dịch chiết giảo cổ lam bằng đường uống không có độc tính cấp, không có độc tính bán trường diễn, không ảnh hưởng tới sinh sản và cấu trúc nhiễm sắc thể của chuột thí nghiệm. Giảo cổ lam Việt Nam có thành phần chính là saponin, ngoài ra còn có flavonoid, axit amin, vitamin và có tới  35 nguyên tố vi lượng, trong đó có Se, Zn, Fe, Mg, Mn với hàm lượng khá cao. Nhóm nghiên cứu của ông đã chiết xuất, phân lập được 7 saponin mới có cấu trúc Damaran giống cấu trúc saponin trong nhân sâm. Những saponin này có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư trên thực nghiệm in vitro. Các kết quả đã cho thấy chất lượng Giảo cổ VN còn tốt hơn ở Trung quốc và Nhật do của ta còn thu hái ở dạng tự nhiên, nên không bị ô nhiễm môi trường .
(Theo báo SK & ĐS ra ngày 13/12/2015)

  Vào đây  để xem chi tiết các bài viết và xin sdt tư vấn trực tiếp của GS.TS Kỳ.
    Hoặc:www.facebook.com/thaoduoctot.vn; để xem giá sản  phẩm bấm vào đây .

BÀI LIÊN QUAN :









0 Comment " NGƯỜI có công đưa cây thuốc quý GIẢO CỔ LAM vào phục vụ cộng đồng."